Tính tổng các số nguyên trong khoảng a đến b. (Vòng lặp for)

Bài tập Python tự luyện

5.0 (4 đánh giá)
Tạo bởi Kteam Cập nhật lần cuối 23:12 11-11-2021 26.402 lượt xem 17 bình luận
Tác giả/Dịch giả: TrongPhuCBL49 Kteam
Học nhanh

Danh sách bài học

Tính tổng các số nguyên trong khoảng a đến b. (Vòng lặp for)

Bài toán cần xử lý

Viết chương trình nhập vào bàn phím hai số nguyên a và b (a <= b). Tính và hiển thị ra màn hình tổng các số trong khoảng a đến b. Yêu cầu sử dụng vòng lặp for.


Kiến thức cần có

  • Hàm input() và hàm print()
  • Cấu trúc lặp trong Python
  • Cấu trúc rẽ nhánh trong Python
  • Biến và kiểu dữ liệu
  • Xử lý ngoại lệ (Exception Handling)

Định dạng đầu vào

  • Gồm hai dòng:
  • Dòng đầu tiên chứa số nguyên a
  • Dòng thứ hai chứa số nguyên b

Lưu ý: a <= b


Định dạng đầu ra

  • Gồm một dòng duy nhất hiển thị tổng các số trong khoảng từ a đến 

Lưu ý: 

Nếu a > b thì xuất thông báo: So thu nhat lon hon so thu hai!

Nếu input nằm ngoài định dạng đầu vào thì xuất thông báo: Dinh dang dau vao khong hop le!


Ví dụ

  • Input 1:
2
8
  • Output 1:
35

  • Input 2:
-4
3
  • Output 2:
-4

  • Input 3:
-5
-8
  • Output 3:
So thu nhat lon hon so thu hai!

  • Input 4:
5
Kteam
  • Output 4:
Dinh dang dau vao khong hop le!

Gợi ý

  • Sử dụng cấu trúc Xử lý ngoại lệ để xử lý các trường hợp gây ra lỗi
  • Đặt toàn bộ chương trình trong khối try.
  • Dùng hàm input() để nhập hai giá trị a, b từ bàn phím.
  • Chuyển hai giá trị mới nhận được sang kiểu số nguyên, vì các giá trị nhận được từ hàm input() mặc định sẽ ở kiểu chuỗi.
  • Sử dụng cấu trúc rẽ nhánh để xử lý trường hợp a > b. Hiển thị thông báo lỗi nếu có.
  • Sử dụng vòng lặp for với biến giá trị chạy từ a đến b:
    • Thực hiện cộng dồn các giá trị
  • Dùng hàm print() hiển thị kết quả cần tính ra màn hình
  • Lỗi sẽ phát sinh ở lệnh ép kiểu nếu định dạng đầu vào không hợp lệ. Dùng lệnh except để bắt lỗi:
  • Dùng hàm print() hiển thị thông báo lỗi ra màn hình

Code mẫu

#Khoi lenh co the phat sinh loi
try:
   #Nhap hai so tu ban phim
   #Ep kieu du lieu sang so nguyen
   a = int(input())
   b = int(input())
  
   #Su dung cau truc re nhanh xu ly truong hop a>b
   if a>b:
       print("So thu nhat lon hon so thu hai!")
   else:   
       tong = 0
       #Su dung vong lap for voi a <= i <= b
       for i in range(a, b+1):
           #Cong don cac gia tri i de tinh tong
           tong += i
       print(tong)
#Khoi lenh duoc thuc thi khi loi xay ra
except:
   print("Dinh dang dau vao khong hop le!")

Kết luận

Trong bài này, Kteam đã hướng dẫn bạn cách viết chương trình nhập vào bàn phím hai số nguyên a và b (a <= b). Tính và hiển thị ra màn hình tổng các số trong khoảng a đến b. Yêu cầu sử dụng vòng lặp for.

Ở bài tiếp theo, chúng ta sẽ cũng nhau học cách TÍNH TỔNG CÁC SỐ NGUYÊN TRONG KHOẢNG A ĐẾN B. (VÒNG LẶP WHILE).

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Hãy để lại bình luận hoặc góp ý của bạn để phát triển bài viết tốt hơn. Đừng quên " Luyện tập - Thử Thách - Không ngại khó!"


Tải xuống

Tài liệu

Nhằm phục vụ mục đích học tập Offline của cộng đồng, Kteam hỗ trợ tính năng lưu trữ nội dung bài học Tính tổng các số nguyên trong khoảng a đến b. (Vòng lặp for) dưới dạng file PDF trong link bên dưới.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm thấy các tài liệu được đóng góp từ cộng đồng ở mục TÀI LIỆU trên thư viện Howkteam.com

Đừng quên likeshare để ủng hộ Kteam và tác giả nhé!

Project

Nếu việc thực hành theo hướng dẫn không diễn ra suôn sẻ như mong muốn. Bạn cũng có thể tải xuống PROJECT THAM KHẢO ở link bên dưới!


Thảo luận

Nếu bạn có bất kỳ khó khăn hay thắc mắc gì về khóa học, đừng ngần ngại đặt câu hỏi trong phần bên dưới hoặc trong mục HỎI & ĐÁP trên thư viện Howkteam.com để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng.

Nội dung bài viết

Tác giả/Dịch giả

Có niềm đam mê với thuật toán và tư duy logic. Là người cầu toàn, thích lập kế hoạch và tối ưu mọi vấn đề trong cuộc sống. Mong muốn luôn sống vui vẻ yêu đời =))) không bon chen.

Sở thích cá nhân: Đàn ca nhảy múa và đi du lịch.


Khóa học

Bài tập Python tự luyện

Serial dành cho những bạn cần luyện tập phương pháp, tu duy lập trình. Làm quen với các bài toán trong lập trình, ngẫu nhiên từ cơ bản đến nâng cao. Nội dung Serial này được phân tách chi tiết nhất có thể, nhằm giúp các bạn dễ hiểuthực hành được ngay.

Bạn nên tự làm lại từng bài tập trên video để có kết quả tốt nhất. Cùng Kteam "Luyện tập - Thử thách - không ngại khó"

Đánh giá

Đàm Phước Mạnh đã đánh giá 08:38 27-01-2022

truonggiang123 đã đánh giá 19:50 24-09-2021

jacknguyenhdtk đã đánh giá 21:47 14-09-2021

TankAnk đã đánh giá 10:54 12-08-2021

Bình luận

Để bình luận, bạn cần đăng nhập bằng tài khoản Howkteam.

Đăng nhập
kakavan đã bình luận 07:52 30-05-2024

while True:
    try:
        a = int(input("Nhập số nguyên a: "))
        b = int(input("Nhập số nguyên b: "))

        if a <= b:
            total = 0
            for i in range(a,b + 1):
                total += i
            print(f"Tổng: {total}")
            break
        else:
            print("Số thứ nhất lớn hơn số thứ hai!")
    except:
        print("Định dạng đầu vào không hợp lệ!")

TayMonKhanh đã bình luận 15:46 29-05-2023

cờ=False

try:

    a= int(input('Nhập vào số nguyên a: '))

    b= int(input('Nhập vào số nguyên b: '))

    cờ=True

except:

    print('Đầu vào không hợp lệ')

if cờ:

    if a<=b:

        c=sum(x for x in range(a,b+1))

        print(c)

    else:

        print(' So thu nhat lon hon so thu hai!')

mikewang đã bình luận 01:41 04-02-2023
isParseDone = False

try:
    a = float(input('Nhap vao so a: '))
    b = float(input('Nhap vao so b: '))
    if a>=0 and b>=0:
        if a<=b:
            if a==int(a) and b==int(b):    
                a,b = int(a), int(b)
                isParseDone = True
            else:
                print('a va b phai la so nguyen')
        else:
            print('a phai <= b')    
    else:
        print('a va b can >= 0')
except:
    print('Dinh dang dau vao khong hop le')

if isParseDone:
    for i in range(b-a-1):
        print(a+i+1)

 

NhuwLikesVeggies đã bình luận 11:07 04-07-2022
try:
	a, b = int(input()), int(input())
	total = 0
	if a > b:
		print("Số thứ nhất phải bé hơn số thứ hai!")
	else:
		for i in range(a, b + 1):
			total += i
		print("Tổng các số từ {} đến {} là {}".format(a, b, total))
except:
	print("Định dạng đầu vào không hợp lệ!")

 

Green_Gem đã bình luận 19:21 20-02-2022

cho mình hỏi tại sao lấy range (a,b+1) vậy ạ? mình thấy đề là tổng các số trong khoảng a đến b. Mình nhớ trong toán, "khoảng" là sẽ không lấy giá trị a và b. Mình không biết là định nghĩa trong lập trình có khác không ạ? mình cảm ơn.

Không có video.