Sử dụng Mixin tạo Media Query

Lập trình CSS và SASS nâng cao với dự án website Landing Page

5.0 (2 đánh giá)
Tạo bởi Nguyễn Minh Chí Cập nhật lần cuối 20:19 29-10-2021 10.820 lượt xem 0 bình luận
Tác giả/Dịch giả: Nguyễn Minh Chí
Học nhanh

Danh sách bài học

Sử dụng Mixin tạo Media Query

Dẫn nhập

Ở bài học trước chúng ta đã cùng nhau kết thúc quá trình CODE HOÀN THIỆN NAVIGATION.

Trong bài học này chúng ta sẽ tiếp tục Sử dụng Mixin tạo media query.


Nội dung

Để tiếp thu tốt bài học này các bạn cần:

Trong bài này chúng ta sẽ cùng nhau nhau tìm hiểu:

  • Sử dụng mixins để code media query
  • Setup mixins media query
  • Code typography và layout

Sử dụng mixins để code media query

Như các bạn đã biết việc sử dụng media query của chúng ta sẽ được code như ví dụ sau:

@media (max-width: 900px){
    .classname{
        property: property-value;
    }
}

Ở đây thì chúng ta có thể thấy được việc lặp đi lặp lại việc sử dụng classname với các @media khác nhau (như 900px, 600px) sẽ không bị rối nếu như chúng ta code trong cùng 1 file css, nhưng bằng việc sử dụng sass thì ta sẽ thấy việc chia thành nhiều file scss làm chúng ta mất nhiều thời gian cho việc này.

Nhưng với sass bạn hoàn toàn có thể rút ngắn điều đó.

Ví dụ:

// Code Sass

.classname{
    @media (max-width: 900px){
        property: property-value;
    }
}

Đoạn code SASS trên sau khi compile thành CSS sẽ hoàn toàn tương tự ví dụ code CSS ban đầu. Vậy khi ta muốn viết media query cho class nào thì chỉ cần viết chúng bên trong khai báo của class đó là được.

Việc lặp đi lặp lại việc sử dụng media query cũng chưa thật sự thuận tiện. Ở đây ta sẽ sử dụng đến mixin.

@mixin respond-tab-port {
    @media (max-width: 900px){@content};
}

Ta làm quen với 1 biến mới đó chính là @content. Khi ta sử dụng mixin respond-phone thì nội dung nằm bên trong {} sẽ nằm ở vị trí của @content.

.classname{
    @include respond-tab-port{
        property: property-value;
    }
}

( việc sử dụng mixin như thế này hoàn toàn tương tự  đoạn code SASS ban đầu )

Chúng ta hoàn toàn có thể làm đoạn code dễ bảo trì và mở rộng hơn nữa là thêm variables cho mixins

@mixin  respond($breakpoint) {
    @if $breakpoint == tab-port{
        @media (max-width: 900px){@content};
    }
}

.classname{
    @include respond(tab-port){
        property: property-value;
    }
}

Ở đây ta sử dụng thêm $breakpoint để mỗi khi ta cần, ta sẽ sử dụng các giá trị như tab-port( giống trong ví dụ), tab-land, phone, big-desktop, … để code responsive.


Setup mixins media query

Ở đây sẽ có 4 breakpoint phổ biến mà chúng ta sẽ thường gặp nhất:

  • phone (maxwidth 600px)
  • tab-land (600px – 900 px)
  • tab-port (900px – 1200px)
  • big-desktop (minwidth 1800 px).

Từ đó ta sẽ có việc sử dụng mixin như sau:

@mixin  respond($breakpoint) {
    @if $breakpoint == phone{
        @media (max-width: 600px){@content}; //600px
    }
    @if $breakpoint == tab-port{
        @media (max-width: 900px){@content};  //900px
    }
    @if $breakpoint == tab-land{
        @media (max-width: 1200px){@content}; //1200px
    }
    @if $breakpoint == big-desktop{
        @media (min-width: 1800px){@content}; //1800px
    }
}

Ta sử dụng @if để xét điều kiện $breakpoint 

Và để quan sát quá trình code thì chúng ta sẽ sử dụng google dev tool

Sử dụng Mixin tạo Media Query, hmtl, css, sass, bootstrap, landing page, website cơ bản

Sử dụng Mixin tạo Media Query, hmtl, css, sass, bootstrap, landing page, website cơ bản

Ta sẽ chỉnh width trong giao diện khi sử dụng chế độ responsive của google dev tool để quan sát khi code responsive.


Code typography và layout

Thứ tự của chúng ta khi chỉnh responsive sẽ đi từ cái chung đến cái riêng.

Ta sẽ chỉnh theo thứ tự sau:

base + typography >  general layout + grid > page layout Components

Trong bài này chúng ta sẽ cùng nhau code responsive cho base và typography trước.

Trước hết ta quay trở lại _base.scss. chúng ta sẽ chỉnh font chung trước nhất 

html {
    font-size: 62.5%;

    @include respond(tab-land){
        font-size: 56.25%; //1rem =9px
    }

    @include respond(tab-port){
        font-size: 50%; //1 rem = 8px
    }

    @include respond(big-desktop){
        font-size: 75%; //1rem = 12px
    }
}

Lưu ý: Các bạn chú ý thử tự ta sẽ có tab-land trước tab-port. Vì nếu để tab-port trước tab-land, khi điểu kiện tabport được thỏa mãn thì tương tự điều kiện cảu tab-land cũng thỏa mãn và nó sẽ chạy thuộc tính ở “last” tức là khi max-width < tab-port width thì nó sẽ dùng media query của tabland thay vì tabport)

Khi ở size tab-port ta cũng không muốn nó còn viền trắng xung quanh nữa.

body{
    padding: 3rem;
    box-sizing: border-box;

    @include respond(tab-port){
        padding: 0px;
    }
}

Giờ thì chúng ta chuyển sang code _typography.scss

Chúng ta sẽ quan sát 1 lần lượt khi ở size của tab-land, rồi đến tab-port rồi đến phone.

Sử dụng Mixin tạo Media Query, hmtl, css, sass, bootstrap, landing page, website cơ bản

Sử dụng Mixin tạo Media Query, hmtl, css, sass, bootstrap, landing page, website cơ bản  Sử dụng Mixin tạo Media Query, hmtl, css, sass, bootstrap, landing page, website cơ bản

Với heading-primary thì chỉ cần chỉnh sửa ở size của phone.

Ta sẽ chỉnh font-size, letter-spacing của heading-primary—main letter-spacing của heading-primary—sub.

.heading-primary {
    &--main {
        @include respond(phone){
            letter-spacing: 1rem;
            font-size: 5rem;
        }
    }

    &--sub {        
        @include respond(phone){
            letter-spacing: .5rem;
        }
    }
}

 Tiếp đến là heading-secondary sẽ cũng chỉ cần chỉnh sửa 1 chút về font size là ổn rồi.

.heading-secondary{
    @include respond(tab-port){
        font-size: 3rem;
    }
    @include respond(phone){
        font-size: 2.5rem;
    }
}

Giờ thì chúng ta tiếp tục với _grid.scss (grid luôn là phần ảnh hưởng rất nhiều tới responsive khi ta sử dụng nó).

Khi ở dạng tab-port, mình muốn tất cả các cột đều chập làm 1 bằng các set width cho tất cả [class^=”col-”] có width là 100%

Sử dụng Mixin tạo Media Query, hmtl, css, sass, bootstrap, landing page, website cơ bản

Ta sẽ max-width của row là 50rem để width của nó thu nhỏ lại so với width của website, set thêm padding cho row.

Tiếp đó thêm margin bottom cho mỗi class row và  [class^=”col-”]  (ta sẽ tạo thêm 1 variable mới là $gutter-vertical-small : 6rem). Ta cũng để các [class^=”col-”] margin-right0 (vì giờ chúng chỉ hiện thị trên 1 cột không cần margin-right nữa)

.row {
   
    &:not(:last-child){
        @include respond(tab-port){
            margin-bottom: $gutter-vertical-small;
        }
    }

    @include respond(tab-port){
        max-width: 50rem;
        padding: 0 3rem;
    }

    [class^="col-"]{

        &:not(:last-child){
            @include respond(tab-port){
                margin-right: 0;
                margin-bottom: $gutter-vertical-small;
            }
        }

        @include respond(tab-port){
            width: 100% !important;
        }
    }    
}

Sử dụng Mixin tạo Media Query, hmtl, css, sass, bootstrap, landing page, website cơ bản

Ta chuyển tiếp đến 1 file khác trong layout đó là _navigation.scss. Phần này không có nhiều thứ cần chỉnh, ta chỉ chỉnh sửa 1 chút vị trí của button navigation là được.

.navigation{
    &__button{
        @include respond(tab-port) {
           top:4rem;
           right: 4rem;
        }
        @include respond(phone) {
           top:3.5rem;
           right: 3.5rem;
        }
    }

    &__background{
         @include respond(tab-port) {
            top:4.5rem;
            right: 4.5rem;
         }
         @include respond(phone) {
            top:4rem;
            right: 3.5rem;
         }
    }
}

Tiếp tục tới phần header

Sử dụng Mixin tạo Media Query, hmtl, css, sass, bootstrap, landing page, website cơ bản 

Ta thây phần cong của elip sẽ bị quá lố khi ở width của phone. Ở đây ta sẽ chỉnh lại nó bằng cách chỉnh property clip-path

.header {
    @include respond(phone){
        clip-path: ellipse(60% 50% at 50% 20%);
    }
}

Tiếp phần cuối cùng chính là footer

Sử dụng Mixin tạo Media Query, hmtl, css, sass, bootstrap, landing page, website cơ bản

Ở đây ta quan sát chủ yếu là chỉnh vị trí của footer__navigationfooter__copyright, với footer__navigation ta để width: 100%, text-align: center là ổn, footer__copyright tương tự nhưng ta set lại float: none trước.

Sử dụng Mixin tạo Media Query, hmtl, css, sass, bootstrap, landing page, website cơ bản

Giờ ta chỉnh thêm 1 chút padding cho footer, giảm margin-bottom của logo-box nữa là được.

.footer{
    @include respond(tab-port){
        padding: 8rem 0;
    }

    &__logo-box{
         @include respond(tab-port){
           margin-bottom: 6rem;
        }
    }

    &__navigation{
        @include respond(tab-port){
            width: 100%;
            text-align: center;
        }   
    }

    &__copyright{
        @include respond(tab-port){
            width: 100%;
            text-align: center;
            float: none;
        }
    }
}

Kết luận

Vậy trong bài học này chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu cách sử dụng mixin code responsice và thực hành với Base, typhography và layout.

Trong bài học sau chúng ta sẽ cùng CODE RESPONSIVE CHO TỪNG PHẦN CỦA WEBSITE.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Hãy để lại bình luận và góp ý của mình để giúp phát triển bài viết tốt hơn. Đừng quên: "Luyện tập – Thử thách – Không ngại khó".


Tải xuống

Tài liệu

Nhằm phục vụ mục đích học tập Offline của cộng đồng, Kteam hỗ trợ tính năng lưu trữ nội dung bài học Sử dụng Mixin tạo Media Query dưới dạng file PDF trong link bên dưới.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm thấy các tài liệu được đóng góp từ cộng đồng ở mục TÀI LIỆU trên thư viện Howkteam.com

Đừng quên likeshare để ủng hộ Kteam và tác giả nhé!

Project

Nếu việc thực hành theo hướng dẫn không diễn ra suôn sẻ như mong muốn. Bạn cũng có thể tải xuống PROJECT THAM KHẢO ở link bên dưới!


Thảo luận

Nếu bạn có bất kỳ khó khăn hay thắc mắc gì về khóa học, đừng ngần ngại đặt câu hỏi trong phần bên dưới hoặc trong mục HỎI & ĐÁP trên thư viện Howkteam.com để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng.

Nội dung bài viết

Tác giả/Dịch giả

Khóa học

Lập trình CSS và SASS nâng cao với dự án website Landing Page

Qua khóa FRONT END CƠ BẢN , Kteam đã hướng dẫn các bạn đã có được những kiến thức cơ bản về  HTML và CSS.

Trong combo Front End 2019, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu và áp dụng những kiến thức chuyên sâu về CSS. Do kiến thức về CSS trong khóa học khá lớn và chi tiết nên Kteam đã chia làm 2 phần.

  • Phần 1: CSS và SASS Nâng Cao
  • Phần 2: Flexbox và CSS grid layouts

Ở khóa học này chúng ta sẽ cũng nhau tìm hiểu tổng quát về phần 1: CSS và SASS Nâng Cao với dự án Website Landing Page.

Bạn cũng có thể truy cập vào đường link bên dưới để xem bản PRIEVIEW của website landing page Selftaught 2019 mà chúng ta sẽ cùng thực hiện nhé! 

LANDING PAGE WEBSITE SELFTAUGHT 2019

Đánh giá

12312thaipro đã đánh giá 18:01 20-05-2020

Chat luong 1 sao

nguyen diep thanh thao đã đánh giá 21:41 04-04-2020

Bình luận

Để bình luận, bạn cần đăng nhập bằng tài khoản Howkteam.

Đăng nhập
Không có video.