Bài viết
Kho tài liệu và bài viết được chia sẻ, đánh giá bởi cộng đồng
Xu hướng tương lai trong CNTT
Nội dung bài viết
Xu hướng tương lai trong CNTT
(Future Trends in Information technology)
Theo nghiên cứu gần đây của Carnegie Mellon về cái nhìn trong năm năm đối với công nghiệp Công nghệ thông tin (CNTT), thì sẽ có thay đổi lớn về cách chức năng CNTT được tổ chức và quản lí.
Nghiên cứu này kết luận rằng chức năng CNTT của năm 2015 sẽ khác với tình trạng hiện thời.
Nhiều hoạt động sẽ được tích hợp với hoạt động doanh nghiệp, được hợp nhất với các chức năng khác như nhân lực và tài chính, hay được khoán ngoài toàn bộ. Các nhà nghiên cứu đã phỏng vấn hàng trăm người lãnh đạo doanh nghiệp và thấy rằng những thay đổi này đã xảy ra.
Đây là một số sự kiện của phát kiến này:
Năm năm trước, ít hơn 25% những người lãnh đạo doanh nghiệp xếp chức năng CNTT của tổ chức của họ là hiệu quả và chuyển giao năng lực mà họ cần. Ngày nay con số này đã KHÔNG thay đổi. Phần lớn các tổ chức CNTT vẫn còn có vấn đề, nhiều dự án bị chậm, có chất lượng thấp, và chi phí nhiều hơn mong đợi. Nhiều người quản lí CNTT KHÔNG nhận được đào tạo thích hợp, họ KHÔNG hiểu nhu cầu của khách hàng, không biết đặt ưu tiên, không quản lí dự án hiệu quả, và không nắm bắt giá trị doanh nghiệp cho công ti. Người lãnh đạo doanh nghiệp cảm thấy cấp quản lí CNTT phải hiệu quả hơn, canh tân hơn, cung cấp nhiều giá trị hơn từ đầu tư của họ vào công nghệ.
Trong số những thay đổi sẽ xảy tới là việc hợp nhất chức năng CNTT vào chức năng doanh nghiệp thay vì cho phép nó được độc lập. Nhiều người quản lí CNTT xuất thân từ phía công nghệ sẽ bị thay thế bởi những người được đào tạo về cả kĩ thuật và doanh nghiệp. Để cho công ti vẫn còn tính cạnh tranh, Công nghệ thông tin phải là một phần của chiến lược doanh nghiệp và chức năng CNTT hỗ trợ đứng một mình không còn là tuỳ chọn tốt nhất. Để giảm chi phí, một số chức năng CNTT sẽ được khoán ngoài hay được bố trí lại ở chỗ nào đó khác.
Bởi vì công nghệ thông tin sẽ được chuyển giao như dịch vụ, nhiều công ti sẽ sử dụng mô hình tính toán mây để giảm chi phí CNTT. Bất kì công ti nào cũng có thể dùng mô hình tính toán mây để thu lấy cùng chức năng, qui mô, và chất lượng mà không phải đầu tư nhiều tiền vào kết cấu nền tính toán. Nhu cầu về công nghệ thông tin cũng thay đổi trong tương lai vì nhân viên CNTT tương lai không còn chỉ là người kĩ thuật mà có cả tri thức kĩ thuật và doanh nghiệp. Các phương tiện xã hội sẽ trở thành quan trọng cho trao đổi khách hàng và nội bộ, và khối lượng dữ liệu tiếp tục tăng lên. Kết quả là tương lai của CNTT sẽ dịch chuyển từ phát triển phần mềm sang phần mềm như dịch vụ làm dẫn lái tăng trưởng như tiếp thị, bán, và dịch vụ khách hàng. Thu thâp, tích hợp và diễn giải dữ liệu thành các thông tin quan trọng để giúp cấp quản lí ra quyết định, một số kĩ năng như quản trị cơ sở dữ liệu, nhà kho dữ liệu, thông minh nghiệp vụ, cộng tác và quản lí dịch vụ sẽ thành nhu cầu cao.
Hiện thời, chức năng CNTT KHÔNG hiệu quả bởi vì những người công nghệ đang quản lí CNTT KHÔNG hiểu rõ nghiệp vụ. Công nghiệp yêu cầu rằng những người lãnh đạo CNTT tương lai phải có cả kĩ năng kĩ thuật và doanh nghiệp. Họ phải sở hữu những kĩ năng về phát triển chiến lược, quản lí dịch vụ, thiết kế qui trình doanh nghiệp, quản lí dự án, và quản lí khoán ngoài. Họ phải hiểu rằng chức năng CNTT tạo khả năng cho kết quả doanh nghiệp cho nên họ phải “xây dựng mọi thứ một cách đúng,” và quản lí tài nguyên mà “xây dựng ra những thứ đúng.” Nhu cầu về tính hiệu quả và tính đảm nhiệm cho việc thực hiện sẽ thay đổi chức năng CNTT vì nó gộp vào trong nhóm dịch vụ doanh nghiệp bên cạnh các chức năng khác.
Cái gì làm cho tất cả những thay đổi này tác động lên đào tạo CNTT hiện thời? Theo nghiên cứu này, đại học cũng phải điều chỉnh chương trình đào tạo của họ để thích ứng với nhu cầu công nghiệp. Đầu tiên, dịch chuyển nền tảng từ phần mềm như sản phẩm sang phần mềm như dịch vụ yêu cầu tập kĩ năng khác. Sẽ có ít nhu cầu hơn về chức năng của CNTT như trong vai trò chuyển giao sản phẩm làm trong nội bộ với ít việc phát triển sản phẩm hơn nhưng tăng việc gióng thẳng với doanh nghiệp vì chức CNTT phải làm việc chặt chẽ hơn với các hoạt động doanh nghiệp để có hiệu quả. Sinh viên phải được đào tạo cả về kĩ năng kĩ thuật và doanh nghiệp, họ phải hiểu chiến lược doanh nghiệp, tạo khả năng khách hàng, và canh tân doanh nghiệp. Họ phải nhận được đào tạo về kĩ năng doanh nghiệp như tài chính, kế toán, dịch vụ khách hàng như quản lí yêu cầu, quản lí bàn hỗ trợ và quản lí rủi ro v.v.
Nguồn: Science-technology
Nội dung bài viết