Hỏi đáp

Chia sẻ kiến thức, cùng nhau phát triển

ĐH Bách khoa HCM "Khảo sát môi trường học chia sẻ thực tế"

10:59 30-05-2017 1.468 lượt xem 2 bình luận 22:46 21-07-2018

Cơ sở vật chất phòng học và thực hành của trường:

  1. Tương đối tốt, đang cải thiện dần.
  2. OK
  3. Quá tốt, quá tuyệt vời.

  4. Như s..t.

  5. Ổn

  6. Như s..t.

Chất lượng đội ngũ giáo viên giảng dạy của trường:

  1. Có tốt lẫn chưa tốt, theo mình nghĩ phần lớn do ý thức sinh viện nên việc đánh giá cũng khó nói được.
  2. Khá ok.

  3. Tự học là chính, cảm thấy giảng viên không chỉ dạy cái khung sườn.

  4. Chán.

  5. Ổn.

  6. Tạm.

Chi phí phát sinh ngoài học phí ở trường:

  1. Không nhiều.
  2.  Không có (đối với đóng góp ở trường).

  3. Không.

  4. Không hề.

  5. Không

  6. Không

Thời gian học có được bố trí hợp lý và thuận lợi cho việc học không ?

  1. Sinh viên tự thu xếp.
  2. Ổn.

  3. Có.

  4. Tất nhiên rồi.

  5. Có.

  6. Có.

Trường bạn có buộc phải tham gia hoạt động nhiều không ?

  1. Không nhiều lắm.
  2. Không có bắt buộc.

  3. Không có bắt buộc.

  4. Không có bắt buộc.

  5. Không nhiều lắm.

  6. Không nhiều lắm.

Bạn có bị áp lực gì trong quá trình học tại trường không, hãy chia sẽ một ít về môi trường bạn đang học tập.

  1. Một chút ít, áp lực thi cử nhiều, nhiều bài tập lớn, lượng kiến thức lớn nhưng được học nhiều thứ, có thể xem áp lực làm niềm vui.
  2. Áp lực chỉ là thứ mà bạn tự tạo cho mình (đôi khi có một chút, nhưng thường là không).
    Ở đây bạn dược tiếp xúc với nhiều cao thủ (sinh viên),
    Ngày trước khi chưa học đại học thấy bảo việt nam nhiều giáo sư tiến sĩ mà công trình nghiên cứu chả thấy đâu, vào đây rồi mới biết (ở chỗ khác không biết thế nào nhé) bọn viết báo chỉ nhìn bề ngoài mà đéo biết một cái gì trong đó cả.
    Giảng viên vui tính chia sẻ nhiều kinh nghiệm và cũng thay đổi một phần cách nhìn của mình với mọi thứ,...

  3. Trường học rất áp lực.

  4. Áp lực quá nhiều.

  5. Chương trình học căng thẳng.

  6. Rất áp lực, cạnh tranh giữa sinh viên nhiều, chương trình học khó.

Bình luận

Để bình luận, bạn cần đăng nhập bằng tài khoản Howkteam.

Đăng nhập
Team Service Computer and Mobile Moderator đã bình luận 22:46 21-07-2018

ĐI HỌC Ở BÁCH KHOA

1. Đồng phục :
Khi bạn thấy gã tóc tai bù xù, quần áo lôi thôi, dặt dà dặt dẹo, nếu không phải một gã nghiện rượu thì chắc chắn đó là nhà thơ. Và khi thấy một anh chàng cao ráo mặc áo sơ mi (hoặc áo thun), quần thể dục và đi dép tổ ong, nếu đó không phải đánh giày dạo, thì chắc chắn là Trai Bách Khoa.

Nét đặc trưng có phần kì quặc này được giải thích đơn giản là vì mặc vậy thoải mái, sẵn đâu nằm đó được, vào xưởng, không sợ dơ và đặc biệt là chả ai thèm để ý mình mặc gì.

2. Con gái:
Nếu 1 chàng trai Bách Khoa nhìn bạn như Robinson nhìn Thứ Sáu, như khỉ Thảo cầm viên nhìn robot siêu nhân thì đừng giật mình, chỉ là cậu ấy 3 năm rồi chưa thấy gái.

3. Đi học đúng giờ:
Ở BK nếu bạn là người thích đúng giờ thì bạn hãy xác định ngồi bàn cuối thường xuyên bởi vì các lớp học sẽ đầy sinh viên trước khi tiết học diễn ra từ 15 – 30 phút.

4.Mùa thi và những dãy bàn tự học:
Mùa thi chính là mùa nhộn nhịp nhất ở BK, giống như trường đang có lễ hội, đi đâu cũng đông nghẹt sinh viên từ thư viện, phòng học tới quầy photo. Đặc biệt, đây cũng sẽ dịp hội ngộ đầy nước mắt với thằng bạn cả kì không thấy mặt đâu, tuy nhiên đừng ngạc nhiên khi nó được 10 điểm, đơn giản vì nó là siêu nhân. 

5. Buổi đầu đi học ở Bách Khoa:
Ngày đầu ở BK là niềm hứng khởi, sự tự tin, niềm tin về một kì toàn 10 chấm, học bổng,… bởi mình là học sinh trường chuyên, mình là học sinh giỏi, mình thi 27, 28đ mà… thế rồi thầy bước vào mỉm cười rồi viết lên bảng, viết xong lại xóa, nào tích phân, đạo hàm, ma trận, xóa rồi lại viết với một tốc độ khủng khiếp mặc cho tụi nhỏ ngơ ngác như bò nghe radio.

6. Đến trường không chỉ để học:
Gặp một người bạn học BK lên trường đừng cứ nghĩ là hôm nay nó có tiết học ,đơn giản nó lên lấy mấy lít nước lọc, nó lên trường mát hơn, wifi mạnh hơn. Và cũng đừng bất ngờ khi đi qua một lớp mà thầy vẫn dạy say sưa còn trò thì đã dần dần gục trên bàn học còn nhanh hơn U-22 Việt nam về nước.

7. Những môn học trở thành thương hiệu:
Dù học khoa nào thì sẽ luôn có một hoặc nhiều môn trở thành nỗi sợ hãi của bao thế hệ. Lướt qua Mác - Lenin trường nào cũng có. Những kẻ sát nhân được vinh danh đó là: Vi xử lí, Xác “chết” thống kê, cơ lưu chất,v.v… Việc bảng điểm toàn 1đ, 2đ hoặc 80% sinh viên rớt môn là bình thường. Qua môn mới là chuyện lạ.

8. Khi BK học thể dục:
Có thể bạn chưa biết, môn thể dục đầu tiên khi học ở BK là Aerobic. Cho nên sau này thấy sinh viên BK đi làm vũ công cho Ariana Grande tour thì cũng đừng ngạc nhiên.

9. Cảm giác khi đi người ngoài vào hỏi đường:
Thiết nghĩ trường nên thuê người viết một cái app như Google Map và đặt tên là Bách Khoa Map. Cảm giác người ngoài vào hỏi đường cũng giống như cảm giác bạn đi từ cổng Lý Thường Kiệt tìm phòng thực tập điện vậy – Nỗi niềm khi học ở một ngôi trường quá rộng. 

10.“Lầu xanh”, công viên và nỗi niềm của các “cổ đông”:
Từ khi cơ sở 2 bắt đầu mọc lên những tòa nhà thì BK được cư dân mạng gán cho cái biệt danh “lầu xanh” và tất cả sinh viên đều tự biết rằng, mình chính là một “cổ đông”. Cứ mỗi khi một công trình sắp mọc lên thì sinh viên BK lại bàn tán, lo lắng về học kì kế tiếp, nhưng cũng thật tự hào với tư cách “cổ đông” mà các công trình như công viên cơ sở 2 xây lên rất nhanh và đẹp.

11. Những thầy cô bá đạo:
Thầy cô với những câu nói đi vào lịch sử như : “Môn học không tự sinh ra cũng không tự mất đi, nó chỉ chuyển từ học kỳ này sang học kỳ khác. Chỉ có tiền học phí là không trở lại” 

12. Học kỹ sư làm nghệ thuật, kinh doanh:
Một sự vô lí không hề nhẹ đúng không, thế nhưng nhiều thế hệ BK đã chứng minh điều ngược lại, có nhiều nhân vật tên tuổi trong giới showbiz và kinh doanh đã từng theo học ngôi trường này đấy, điển hình như: MC Nguyên Khang, Cao Toàn Mỹ, Nguyễn Hải Ninh, Lương Duy Hoài,v.v…

“Đi qua những năm tháng Bách Khoa, ta mới biết tuổi trẻ đáng trân trọng như thế nào. Trân trọng, không hẳn là vì có những lúc khó khăn tưởng chừng như gục ngã, không hẳn là vì ta biết mình trưởng thành đến đâu mà đơn giản là vì ta đã làm tất cả những điều đó cùng ai.

Cảm ơn Bách Khoa! 5 năm, có lẽ chẳng đáng gì so với cuộc đời nhưng có thể đã là tất cả của tuổi thanh xuân. Không muốn biết Bách Khoa cho mình bao nhiêu, lấy đi những gì, chỉ biết rằng tuổi trẻ có Bách Khoa và chắc chắn sẽ không bao giờ quên điều đó.” – xin trích câu nói này thay lời cảm ơn tới Bách Khoa.

Nếu bạn nhìn thấy một thằng con trai bách khoa mang giày đi học. Hoặc là nó bị đứt dép, hoặc đó là ngày đầu tiên nó đi học.
-----
by Sài Gòn Của Tôi

Phạm Tấn Thành Moderator đã bình luận 22:52 17-06-2017

Bổ sung tóm tắt :3 https://youtu.be/Pzh4EkUN2_k

Câu hỏi mới nhất