Hỏi đáp
Chia sẻ kiến thức, cùng nhau phát triển
ĐH và CĐ Khoa học tự nhiên "Khảo sát môi trường học chia sẻ thực tế"
Cơ sở vật chất phòng học và thực hành của trường:
- Không. Máy 10p mới lên. 15phút mới vào dc Visual Studio. KO hề bảo trì bảo dưỡng. Máy lạnh thì rất tốt nhưng lên mà ko mang theo máy thì ngồi không luôn.
-
Không.
-
Có phòng tốt có phòng kém.
-
Không tốt.
-
Bình thường.
-
Tốt.
-
Bình thường.
-
Tạm được.
-
Tốt.
-
Phòng học lý thuyết ổn, phòng thực hành thì máy tính còn yếu.
-
Rất tốt.
-
Máy tính rất tệ.
-
Tạm.
-
Tệ.
-
Tốt.
-
Ổn.
-
Tệ lắm... máy xài đc máy không à... còn phòng thì tàm tạm.
-
Chưa tốt lắm.
-
Ok.
Chất lượng đội ngũ giáo viên giảng dạy của trường:
- Có giỏi có dở. Trình độ thì không biết thế nào. Nhưng nếu có 10 người thì có 8 ng truyền đạt kiến thức tốt. 2 ng còn lại nói 1 là rất nhiều 2 là nhìn silde đọc.
-
Kiến thức chuyên ngành tốt nhưng đa phần không có khả năng truyền đạt tốt.
-
Cảm thấy rất tự hào vì có những giảng viên cực nhiệt tình và dạy hay.
-
Khá tốt.
-
Tốt
-
Tốt
-
Chất lượng tốt.
-
Đa số khó hiểu.
-
Có kinh nghiệm.
-
Có ít giảng viên kiến thức chuyên sâu, nhưng bị vấn đề về truyền đạt kiến thức.
-
Rất tốt.
-
Được.
-
Tốt.
-
Bình thường.
-
Đa số là tốt, nhưng có một số thì khó nói.
-
Tùy môn.
-
Tốt và nhiệt tình.
-
Nhiệt tình, có tâm huyết, nói chung là khá tốt.
-
8/10 thầy dạy tốt.
Chi phí phát sinh ngoài học phí ở trường:
- Mỗi năm không nhiều. tầm 10k -> 50k.
-
Không, hầu như không có.
-
Không nhiều cho lắm.
-
Rất thấp.
-
Không.
-
Không.
-
Không nhiều lắm.
-
Không.
-
Có thể chi trả.
-
Có, phí đoàn hội, tài liệu.
-
Không.
-
Không.
-
Tạm.
-
Khá phù hợp.
-
Không.
-
Cũng nhiều vì làm đồ án này kia.
-
Ngoại trừ ăn uống thì không có.
-
Không.
-
Khá nhiều.
Thời gian học có được bố trí hợp lý và thuận lợi cho việc học không ?
- Không. Loạn xà ngầu. Thời gian vào học cũng ko hợp lý.
-
Có.
-
Có.
-
Có
-
Có
-
Có
-
Hợp lí.
-
học đại học thì không biết nhưng học cao đẳng là giờ quy định của nhà trường nhiều khi khá khó khăn về vấn đề thời gian.
-
Có.
-
Hợp lí, nhưng có một số môn 7 giờ đã vào lớp khiến sinh viên không chủ động đi học thường xuyên.
-
Có.
-
Tùy người.
-
Học cả tuần, sấp mặt.
-
Cảm thấy có chỗ được chỗ không.
-
Có, Tự sắp xếp theo lịch.
-
Có.
-
Khá ổn.
-
Thời khóa biểu chưa hợp lý lắm.
-
Có.
Trường bạn có buộc phải tham gia hoạt động nhiều không ?
- Không có bắt buộc.
-
Không có bắt buộc.
-
Không có bắt buộc.
-
Không có bắt buộc.
-
Không nhiều lắm.
-
Không nhiều lắm.
-
Không nhiều lắm.
-
Không có bắt buộc.
-
Không nhiều lắm.
-
Không nhiều lắm.
-
Không có bắt buộc.
-
Không nhiều lắm.
-
Nhiều.
-
Không có bắt buộc.
-
Không nhiều lắm.
-
Không có bắt buộc.
-
Không có bắt buộc.
-
Không nhiều lắm.
-
Không nhiều lắm.
Bạn có bị áp lực gì trong quá trình học tại trường không, hãy chia sẽ một ít về môi trường bạn đang học tập.
- Áp lực: ko hề có. Cao đẳng thi rớt còn cho thi lại. Áp lực thế quái nào dc.
-
Có một chút. Khi vào trường cần xác định đa số các môn chuyên ngành (CNTT) đều phải tự học là chính. Thầy cô đa số chỉ ra hướng đi và chúng ta phải tự tìm hiểu. Vậy nên nếu không thể tự học thì tốt nhất không nên vào.
-
Không.
-
Đa số giáo viên sẽ để sinh viên tự nghiên cứu và tìm tòi thêm kiến thức bên ngoài, đòi hỏi người học có tính tự giác cao.
-
Mình không bị áp lực về việc gì trong quá trình học tập, về môi trường mình đang học mình thấy như vậy là được rồi.
-
Không áp lực lắm, đa phần các bạn sinh viên thường phải có tính chủ động cao và ý thức về việc học của mình. giảng viên không thể kiểm soát hết được vì số lượng sinh viên theo học khá nhiều.
-
Hơi áp lực, vì mới năm nhất còn chưa quen lắm, hơn nữa chương trình học đòi hỏi đầu tư nhiều thời gian mới học tốt được, gặp rất nhiều người giỏi nên mình phải cố hơn nhiều nữa
-
Học khá nhanh và khá nặng. nhiều đứa học qua rồi thì tua nhanh lắm, và không có chỉ nhiều nhau đâu ( nhiều khi còn chỉ sai).
-
Moi trường than thiện, tạo dựng cho mỗi cá nhan những mối quan hệ tốt. Yêu Hcmus :*
-
Thầy cô giảng không hiểu, đa số về làm bài tập phải mò lại từ đầu.
-
Không bị áp lực.
-
Học rất thỏa mái thích thì nghỉ miễn là lúc thi phải đi là được.
-
Deadline liên tục.
-
Không hề có 1 tí áp lực nào cả.
-
Không áp lực.
-
Có.
-
Lúc đầu chỉ là không quen sau này mới dần thích nghi nhưng mà ở CS1 không tốt như cơ sở về cả môi trường lẫn CSVC
-
Không. Hiện nay đã tốt nghiệp. Và đang tự học thêm.
-
Bài tập về nhà khá nhiều. tự học là chính.
KHOA HỌC TỰ NHIÊN - NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY MÀ ĐAU ĐỚN LÒNG
1. Nếu bạn thấy một gã cơ lơ phất phơ đầu tóc bù xù, mặt hốc hác mắt thâm quầng, quần áo xộc xệch, chân nam chân xiêu thì hoặc đó là một gã nát rượu, hoặc là một nhà thơ, nếu đều không phải thì đích thị là sanh dziên KHTN vừa trở về sau bão deadline.
2. Nếu bạn thấy một gã khác, gương mặt ngây ngô, ánh mắt khờ dại, tay đưa muỗng cơm lên rồi đặt xuống, ke chảy đầy hai bên khóe miệng ... đó không phải là bệnh nhân tâm thần đâu, đó là công dân Hắc Điếm KHTN qua Sư Phạm ăn ké và ngắm gái.
3. Nếu bạn thấy một sinh vật lạ, cổ dài tám thước, đít nhọn như đít ong vàng, dĩ nhiên đó lại chính là con dân KHTN do hội chứng chờ xe bus 50, 53 và lắp motor vào đít đuổi theo bus mà thành hình hài như vậy. May mà Ngộ Không không thỉnh kinh ngang qua, chứ không lại ăn một gậy của Lão Tôn rồi.
4. Bạn có thể bắt gặp trên facebook hàng ngàn status than ế thở cô đơn, kiểu "Mạng nhệt giăng bít cửa, mình có thể lấy tơ đủ đan thành một tấm áo mùa đông". Nhưng ít ra cũng là người ta tự thương cảm cho mình, đó là ế thường. Còn mà ế đến nỗi người ngoài cũng thấy thương, đặt hẳn cho mấy cái ghế FA riêng, thì gọi là Ế Vacalo, dĩ nhiên chỉ có ở KHTN.
5.Nếu bạn thấy một thanh niên ngồi trong lớp lôi trong cặp ra một ổ bánh mỳ rồi cúi gằm mặt xuống, ăn lấy ăn để bất chấp mọi thứ xung quanh như thể ma đói được cúng cô hồn. Lại chính là họ, Không Học Thì Ngủ, không ngủ thì hốc.
6. Nếu có một ngày buồn chán, hãy đến KHTN, kiếm một cái ghế đá dưới tán cây, đợi trong giây lát, kiểu gì bạn cũng thấy một thanh niên tay bụm đít, mặt ửng đỏ, người co và chân quíu lại. Hãy quan sát hành trình thỉnh kinh của cậu ấy, cậu ta sẽ vội vàng đi lại vài vòng, khuôn mặt ngày càng trở nên nhăn nhó, cuối cùng là thỉnh bảo vệ giúp. Đơn giản cậu ta mang trong lòng khát vọng gửi tình yêu vào đất, nhưng gã thiết kế ngôi trường này lại là tuýp người vui tính, nhà vệ sinh thích để đâu là nó để.
7. "Ai đó làm ơn gọi Cảnh Sát Thời Trang đi", đó là cách bạn phản ứng khi thấy mức độ phỉ báng thời trang ở KHTN, đặc biệt là việc mặc quần đùi vào lớp tỉnh bơ hệt như cách Ngộ Không vào hội bàn đào.
8.Mỗi mùa đi thực địa trôi qua là cơ vành cửa sau lại giãn ra thêm, tưởng chừng có thể ôm trọn cả núi Thái Sơn. Nên đừng bất ngờ khi một cô gái KHTN đi giữa rừng nam nhân nhưng trong lòng lại nguội lạnh.
9. "Giờ này sao nàng còn đứng đây?" - Ngũ A Ka said - và Hoàn Châu Cách Cách quỵ ngã vì xúc động.
"Giờ này sao còn đứng đây?" - Dung Mama said - và khách trọ Hắc Điếm ngã quỹ vì tim rụng rời như trái trứng cá mùa mưa.
10. Cuối cùng, chàng trai, cô gái xanh mượt, với ước mơ làm việc cho Trung tâm công nghệ hóa màu mà bạn crush năm 17 tuổi, 4 năm sau gặp lại, cảnh cũ, người xưa, nhưng đã tả tơi, nhừ hơn cả thịt kho tàu hầm trong lò bát quá
Nguồn: Sài gòn của tôi
ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN & NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
1. KHTN còn được hiểu với nghĩa Không học thì nghỉ, Tự nhiên không học thì cứ ở nhà vì đa phần các môn học đều không (hoặc ít khi) điểm danh. Bởi vậy dân tình ở đây cũng chia làm 2 loại, một loại không học nhiều mà thi vẫn 9 10, loại còn lại cũng 9 10, nhưng mà là học lại 9 10 lần một môn.
2. Người quyền lực nhất trường không phải là hiệu trưởng, bảo vệ hay lao công mà lại "đại tổng quản hắc điếm" - thầy Dung mama. Tương truyền ai học cơ sở Thủ Đức mà chưa "được" mama sờ vai một lần thì coi như mất mẹ phân nửa niềm vui thời sinh viên.
3. Học giỏi sinh học cũng là một lợi thế. Nội việc xác định đâu là vườn tràm, vườn điều, vườn mít (dù chỉ có 1 cây mít) trong một ngôi trường toàn cây là cây cũng khiến nhiều sinh viên 5, 6 năm mà vẫn chưa thể ra trường.
4. Khoa học Tự nhiên không phải là điểm đến lí tưởng cho mấy bánh bèo ngu đường. Cơ sở 1 chặt hẻm bậy còn qua được sư phạm hay Lê Hồng Phong chứ cơ sở 2 đi bậy là chỉ có nước ra hồ đá mà vớt.
5. Đối với sinh viên Tự nhiên thì hành lang giờ trưa cũng không khác khách sạn 5 6 sao là mấy, trừ khi lỡ ngủ trên đống dung dịch của tụi khoa Hóa hay đống đá của mấy thằng Địa chất.
6. Thực ra việc đầu tiên khi vào trường là phải đi tìm nhà vệ sinh. Nhà vệ sinh ở đây không xếp theo một quy tắc nào cả, nhà vệ sinh dãy D thì trước mặt dãy C, nhà vệ sinh dãy F thì lại bên hông dãy C. Ủa vậy còn nhà vệ sinh dãy C? "Cái dãy đó ngoài đá ra thì làm gì có nhà vệ sinh" - một sinh viên đang cặm cụi đập đá cho biết.
7. Nếu đang lang thang mà thấy những người ăn mặc dị hợm, đầu tóc bù xù, mặt mày thất thần bước đến thì cũng đừng sợ. Đó chỉ là tụi IT sau 7749 cái deadline mà vẫn chưa biết thiếu dấu chấm phẩy ở dòng nào.
8. Ngoài thầy Dung mama thì ở Khoa học Tự nhiên cơ sở 2 còn có chị photo quyền lực nữa. Chị nói một là một, hai là hai, chị vui thì mở cửa, buồn thì đóng cửa, chị bấm sai thì mình bấm lại, chị bảo giáo trình 20 trang giờ photo tuần sau mới có thì cũng phải nghe theo.
9. Ghế FA tuy là biểu tượng của Tự nhiên nhưng câu chuyện đằng sau nó không phải ai cũng biết. Chuyện kể rằng trước đây vốn có tận 2 cái ghế FA, nhưng vì lòng đố kị, một FA lâu năm khác đã tàn nhẫn ra tay với một chiếc và để lại lời nguyền FA cho kẻ ngây thơ nào dám đặt mông lên chiếc ghế còn lại.
10. Sống ở Tự nhiên đi trước thời đại là chưa đủ, còn phải biết đi trước thời trang. Dám cá là không ở đâu mà combo được ưa chuộng nhất là áo sơmi + quần thể dục, áo thể dục + quần ống le hay thậm chí áo thun đóng thùng mà đi chung với quần sooc.
11. Không như bao trường khác, Tự nhiên ngoài mùa đăng kí học phần thần thánh còn có mùa xem điểm thần thánh. Thiệt sự không biết là tụi nó vô portal xem điểm hay vô đó tia trai, lấy chồng rồi sinh con đẻ cái luôn hay gì mà F5 tỉ tỉ lần vẫn nhận được dòng thông báo lạnh lùng: "Số lượng truy cập hiện đã vượt quá giới hạn ..."
Có thể bạn chưa biết: sinh viên trong trường Tự nhiên chưa chắc là sinh viên Tự nhiên, nhưng sinh viên trong khu tự học sư phạm thì chín chín phần chăm là tụi Tự nhiên qua tranh giành lãnh thổ.
Nguồn: Sài gòn của tôi
Minh Mẫn Ngọc Bùi
Thấy các bạn K17 cứ hỏi về việc các ngày sinh hoạt đầu năm có quan trọng không thì mình xin trả lời luôn là RẤT QUAN TRỌNG.
Kì sinh hoạt này ngoài những thứ như giới thiệu nhà trường, các vấn đề liên quan Đoàn, hội thì còn những thứ mà khi các bạn vào học ở trường cần phải biết như:
1. Môi trường, an ninh và những vấn đề phức tạp trong làng đại học. Làng đại học là nơi giáp ranh giữa TPHCM và Bình Dương nên tội phạm (trộm cắp, cướp giật, lừa đảo) rất hay ở trong khu vực này. Ngoài ra còn các vấn đề về lừa đảo bán hàng đa cấp hay những cách xử lý khi gặp các tình huống trên (cần liên hệ ai, giải quyết thế nào).
2. Vấn đề tín chỉ. Trường KHTN giảng dạy và tính học phí theo tín chỉ, các bạn cần phải nắm rõ những nội quy, quy định, các vấn đề bảo lưu, điểm hoãn, điểm miễn hay những quy định về môn học để thuận tiện học tập sau này.
3. Thư viện. Thư viện trường và thư viện trung tâm ĐHQG là 1 nơi rất là tốt để tìm tài liệu, tự học và dùng để học nhóm hay luyện tập thuyết trình (nếu cần), nên các bạn cần biết về những vấn đề về thư viện cũng như những quy định để không phạm phải.
4. Chương trình học tập của Khoa Toán. Vào khoa thì phải biết khoa dạy gì, các chuyên ngành và các quy định để có thể tốt nghiệp.
5. Anh văn. Anh văn là 1 yếu tố bắt buộc khi tốt nghiệp, đặc biệt trường mới thay đổi chuẩn đầu ra anh văn là cần bằng anh văn 4 kĩ năng mới có thể tốt nghiệp (VNU EPT, IELTS, TOEIC 4 kĩ năng, PET...) nên các bạn phải nắm các quy định về chuẩn đầu ra tiếng Anh để không bị các trường hợp đáng tiếc (như tốt nghiệp trễ vì không có bằng anh văn).
Tang Liang Giảng viên CNTT khá oke, tuy nhiên cũng tuỳ, một số GV rất tận tậm và ngược lại. Giáo trình khá năng + nhiều nếu không chăm chỉ, deadline cũng khá nhiều, tập trung ở năm 2. Vấn đề chấm điểm, vấn đáp các đồ án môn học cuối kỳ còn nhiều bất cập + chưa được oke cho lắm, tuy nhiên cũng tạm ổn. Cơ bản môi trường học tốt, còn lại do chính mình. Good luck
Trí Nguyễn
Gần trường ĐH KHTN có cây ATM nào ko ạ
Đọc báo có nhiều cây bị hư nên hoang mang